CÁC ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH CỦA GS-BS NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm ba phần lớn: luyện tập, ăn uống và thái độ trong cuộc sống. Phương pháp này được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên bộ trưởng Bộ Y tế VN, xây dựng dựa trên nền tảng là thuyết tinh - khí - thần. Mục đích của dưỡng sinh là để bồi dưỡng sức khỏe, phòng bệnh, từng bước chữa các bệnh mãn tính và tiến tới sống lâu, sống có ích là một phương pháp của y học cổ truyền đã được trải nghiệm qua nhiều thế hệ đã giúp cho con người phục hồi, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Về phương pháp dưỡng sinh, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã dày công nghiên cứu và đã đưa ra "Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng" mang tính khoa học cao, dễ hiểu, dễ áp dụng. Bí quyết để luyện tập có kết quả trong phương pháp dưỡng sinh chính là luyện thở. Kỹ thuật thở đúng “mở thanh quản ở thời giữ hơi, sau khi hít vào gắng sức” thì không thể bị tai biến được. Cách luyện thở có thể là hai thời, ba thời hoặc bốn thời tùy theo thể trạng và bệnh tật của mỗi người, nhưng theo phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng thì chú trọng nhất ở phép thở bốn thời: hít vào, giữ hơi, thở ra và nghỉ thư giãn.
DƯỚI ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH CÁC ĐỘNG TÁC TẬP LUYỆN DƯỠNG SINH VÀ VIDEO CLIP HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 63 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH CỦA BS NGUYỄN VĂN HƯỞNG( XIN NHẤP CHUỘT VÀO ĐƯỜNG DẪN ĐỂ XEM ) .https://www.youtube.com/watch?v=Q7B2zJB3ZjM
CÁC ĐỘNG TÁC HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN
Động tác 1 : Thư giãn
Động tác 2 : Thở 4 thời có kê mông và giơ chân
TẬP LUYỆN TƯ THẾ NẰM NGỬA
Động tác 3 : Ưỡn cổ
Động tác 4 : Ưỡn mông
Động tác 5 : Bắc cầu
Ðộng tác 6 : Ðộng tác hạ góc hay tam giác.
Ðộng tác 7 : Cái cày
7 bis : Trồng chuối
Ðộng tác 8 : Nẩy bụng
Ðộng tác 9 : Vặn cột sống và cổ ngược chiều
TẬP LUYỆN TƯ THẾ NẰM SẤP
Ðộng tác 10 : Chiếc tàu
10 bis : Ngựa trời
Ðộng tác 11 : Rắn hổ mang
Ðộng tác 12 : Sư tử
Ðộng tác 13 : Chào mặt trời.
Ðộng tác 14 : Chổng mông thở.
NGỒI HOA SEN – TẬP VÙNG ĐẦU MẶT
Ðộng tác 15 : Ngồi hoa sen
Ðộng tác 16 : Xoa mặt và đầu
Ðộng tác 17 : Xoa hai loa tai
Ðộng tác 18 : Áp tai màng nhĩ
Ðộng tác 19 : Đánh trống trời
Ðộng tác 20 : Xoa xoang và mắt
Ðộng tác 21 : Xoa mũi
Ðộng tác 22 : Xoa miệng
Ðộng tác 23 : Xoa cổ
Ðộng tác 24 : Đảo lưỡi trong miệng kết hợp với đảo mắt cùng một hướng đồng thời dao động thân qua lại.
Ðộng tác 25 : Súc miệng kết hợp với đảo mắt qua lại và đánh răng đồng thời dao động thân qua lại
Ðộng tác 26 : Tróc lưỡi
NGỒI HOA SEN – TẬP CỘT SỐNG NGỰC
Ðộng tác 27 : Xem xa và xem gần
Ðộng tác 28 : Ðưa tay sau gáy.
Ðộng tác 29 : Tay co rút ra phía sau.
Ðộng tác 30 : Tay sau nghiêng mình
Ðộng tác 31 : Bắt chéo hai tay sau lưng
NGỒI HOA SEN – TẬP CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Ðộng tác 32 : Tay chống sau lưng, ưỡn ngực
Ðộng tác 33 : Ðầu sát giường lăn qua lăn lại.
Ðộng tác 34 : Chồm ra phía trước, ưỡn lưng.
Ðộng tác 35 : Ngồi ếch.
TẬP LUYỆN TƯ THẾ NGỒI KHÔNG HOA SEN
Ðộng tác 36 : Cúp lưng.
Ðộng tác 37 : Rút lưng.
Ðộng tác 38 : Hôn đầu gối.
Ðộng tác 39 : Chân để trên đầu .
Ðộng tác 40 : Ngồi xếp chè he, chống tay phía sau, nẩy bụng.
Ðộng tác 41 : Ngồi xếp chè he, cúi đầu ra phía trước đụng giường.
Ðộng tác 42 : Quì gối thẳng, nắm gót chân.
Ðộng tác 43 : Ngồi thăng bằng trên gót chân.
Ðộng tác 44 : Ði bằng mông.
Ðộng tác 45 : Ngồi trên chân, kiểu viên đe.
Ðộng tác 46 : Cá nằm phơi bụng.
Ðộng tác 47 : Nằm ngửa ngay chân, khoanh tay ngồi dậy.
TẬP LUYỆN TƯ THẾ NGỒI THÕNG CHÂN
Ðộng tác 48 : Xoa tam tiêu.
Ðộng tác 49 : Xoa vai tới ngực
Ðộng tác 50 : Xoa vùng bã vai dưới tới ngực.
Ðộng tác 51 : Xoa vòng ngực, thân bên và bụng.
Ðộng tác 52 : Xoa chi trên, phía ngoài và trong.
Ðộng tác 53 : Xoa chi dưới, phía trên và dưới.
Ðộng tác 54 : Xoa bàn chân.
TẬP LUYỆN TƯ THẾ ĐỨNG
Ðộng tác 55 : Dang hai chân ra xa, nghiêng mình.
Ðộng tác 56 : Xuống tấn lắc thân.
56 bis : Xuống tấn quay mình.
Ðộng tác 57 : Xuống tấn, xoa vùng đáy chậu.
Ðộng tác 58 : Quay mông.
Ðộng tác 59 : Sờ đất vươn lên (Ðộng tác Ăng-tê) (Antéc).
Ðộng tác 60 : Xuống nái nửa vời.
Ðộng tác 61 : Ðưa quả tạ đôi lên trên và đằng sau.
Ðộng tác 62 : Cây gậy.
Ðộng tác 63 : Treo xà đơn