http://https://www.youtube.com/watch?v=BRbElUTIqdU
Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d lớn hơn 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d nhỏ hơn 1mm).
Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau:
Tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch sâu
Tĩnh mạch xuyên
Vị trí tĩnh mạch không xác định
Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trong số các trường hợp mắc bệnh, tình trạng giãn tĩnh mạch nông vẫn là phổ biến nhất. Không có thống kê cụ thể cho các độ tuổi mắc bệnh, tuy nhiên giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện nhiều nhất ở người lớn tuổi, người thừa cân, người lao động có đặc thù phải đứng lâu trong thời gian dài hoặc phụ nữ đang mang bầu.
So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân cao hơn hẳn – chiếm tới 70% số ca.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch chân Tĩnh mạch có chức năng chính là vận chuyển máu từ ngoại vi về tim, ngoài ra, các tĩnh mạch ở vị trí thấp như chi dưới còn phải chống lại sức cản của trọng lực cơ thể, do đó khi bị tổn thương dẫn tới việc giãn quá mức, tĩnh mạch chân có thể sưng phồng, căng, tạo ra các khối huyết nổi trên bề mặt da.
Các khối huyết hay còn gọi là cục máu đông này có khả năng trôi theo các mạch máu về các cơ quan khác trong cơ thể, gây tắc nghẽn, đặc biệt nghiêm trọng nếu chúng trôi đến phổi, tim hoặc não, do đó giãn tĩnh mạch cũng được nhiều bác sĩ đánh giá là có liên quan đến các bệnh lý tim mạch.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây tác động đến tĩnh mạch, dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch, theo bác sĩ… có thể có các nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền
Giới tính
Nghề nghiệp
Khối lượng cơ thể Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân dễ nhận biết Giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay được phân thành 7 cấp độ (hay 7 giai đoạn) dựa trên mức độ tổn thương trên da. Cách phân loại này dựa theo hệ thống CEAP, bao gồm:
- Mức độ 0: chưa có biểu hiện bệnh, tuy nhiên có thể quan sát và sờ được tĩnh mạch bị suy giãn.
- Mức độ 1: tĩnh mạch giãn mao với hình dạng của mạng nhện hoặc dạng lưới, đường kính tĩnh mạch dưới 3mm.
- Mức độ 2: tĩnh mạch giãn có kích thước lớn, đường kính lớn hơn 3mm.
- Mức độ 3: chi dưới có hiện tượng bị phù nề, nhưng da chưa có sự biến đổi.
- Mức độ 4: các bệnh lý tĩnh mạch suy giãn gây ra biến đổi trên da, có thể thấy bằng mắt thường
- Cấp 4a: biến đổi trên da liên quan đến rối loạn sắc tố, có thể kèm theo chàm tĩnh mạch.
- Cấp 4b: biến đổi trên da theo kiểu xơ mỡ da và teo trắng.
- Mức độ 5: da bị biến đổi tương tự như mức độ 4, tuy nhiên kèm thêm vết loét lành.
- Mức độ 6: da bị biến đổi giống mức độ 4, nhưng có thêm vết loét đang phát triển, có thể nhiễm trùng.
-
Hoa hoè, Thục địa là 2 vị thuốc thường dùng trong suy giãn tĩnh mạch
Thông thường bệnh sẽ có biểu hiện đơn giản nhất từ việc xuất hiện những đường như mạch máu loằng ngoằng dưới bề mặt da.Thời điểm đầu khi xuất hiện, các đường tĩnh mạch này hầu như không gây cảm giác khó chịu gì nên người bệnh thường không để ý đến. Khi bệnh tiến triển hơn, tĩnh mạch có thể nổi ngày càng rõ, chuyển màu hồng tím hoặc xanh và nổi hẳn trên bề mặt da. Người bệnh cũng có thể bắt đầu cảm thấy căng tức vùng suy giãn tĩnh mạch, nếu đứng quá lâu có thể đau nhẹ hoặc dễ bị chuột rút vào nhiều thời điểm trong ngày. Cuối cùng khi bệnh đã tiến triển nặng, tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ gây sưng bầm, nổi nhiều cục lớn dưới da, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
-
Do bệnh thường tiến triển khá âm thầm nên thường chỉ khi xuất hiện các triệu chứng nặng, người bệnh mới đi khám. Lúc này việc điều trị có thể sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu của bệnh.
-
Làm gì để phòng tránh giãn tĩnh mạch chân ? Dựa trên các nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể tìm được phương pháp phòng tránh thích hợp.
-
Đối với nữ giới, nên hạn chế việc đi giày cao gót và đứng trên giày cao gót trong thời gian quá dài.
-
Tránh mặc quần bó sát gây tổn thương thành mạch ngoại biên. Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, kê chân trong lúc ngủ để tránh gây suy giãn tĩnh mạch.
-
Trường hợp người lao động buộc phải đứng trong thời gian dài, nên chủ động thay đổi tư thế hoặc thực hiện các động tác nhún chân để tăng cường lưu thông máu ở vùng chân.
-
Bên cạnh đó bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt, vận động và ăn uống khoa học, lành mạnh tăng cường sức khỏe cho bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài tập phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền Hoàng Sinh Đường (Phòng khám đông y) Gần 20 năm hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đã được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài nước tín nhiệm. Chúng tôi nhận điều trị nội khoa các bệnh lý: Hô hấp, Tiêu hóa, Tim mạch, Thần kinh,Tiết niệu, Nội tiết, Bệnh ngoài da... như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan, trĩ , tăng huyết áp, huyết áp thấp, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, gầy ốm, dư cân, béo phì, viêm da, mụn trứng cá, nám da, phong ngứa dị ứng, … Đặc biệt với việc kết hợp liệu pháp y mao mạch giúp thông mao mạch, sạch tĩnh mạch mạch, lưu thông khí huyết, kết hợp nắn chỉnh và dùng thuốc uống, thuốc đắp tại chỗ đã điều trị hiệu quả các bệnh lý thoái hoá khớp gối , suy giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch và các bện lý vùng chi dưới...
Quy trình điều trị các bện lý cùng chi dưới tại Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền Hoàng Sinh Đường (Phòng khám đông y) có thể tóm tắtt như sau
Khám đánh giá lên phác đồ điều trị
Điện trị liêu giảm đau
Chườm gan nâng thân nhiệt cơ thể đẻ tăng chuyển hoá
Vật lý trị liệu, bấm ngũ bội tam tinh, bấm lưu thông kinh mạch, giảm thuyên tắc làm sạch mao mạch theo liệu pháp y mao mạch
Thực hiện nhịn ăn cách quảng 16/8
Dùng thuốc đông y
Hướng dẫn các động tác tập hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tại phòng khám và tiếp tục tập tại nhà
Đông Y Hoàng Sinh Đường chúng tôi sẳn sàng phục vụ với mong muốn đem lại niềm vui, thấu hiểu và sức khoẻ để cuộc sống của ban tốt hơn, đẹp hơn, tích cực hơn! đúng với tiêu chí của phòng khám Đông Y Hoàng Sinh Đường "Nơi sức khoẻ phục hồi"
Khi cần điều trị chăm sóc và tư vấn về sức khoẻ đặc biệt là bệnh lý cơ xương khớp vui lòng Đặt lich khám và tư vấn qua:https://dongyhoangsinhduong.vn/dat-lich-kham.html
Cảm ơn Bs Dư Quang Châu người đã trao truyền những kiến thức y mao mạch giúp phòng khám đã va đang điều trị các bện lý cơ xương khớp. Hãy cùng Đông Y Hoàng Sinh Đường chúng tôi điều trị dứt điểm bệnh lý SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=U35GRN2oHZk( Mời các bạn xem hướng dẫn điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà qua hướng dẫn của BS Dư Quang Châu
Ys YHCT - BsCK I Hoàng Thông
Đông Y Hoàng Sinh Đường "Nơi sức khoẻ phục hồi"
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN HOÀNG SINH ĐƯỜNG
(PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y )
Địa chỉ: 105 KP5, P.Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng
Điện thoại: 0946816371
Email: songquoc2001@gmail.com
Website: phongkhamdongyhoangsinhduong.com