sức khoẻ, thở 4 thì, tập thở

sức khoẻ, thở 4 thì, tập thở

sức khoẻ, thở 4 thì, tập thở

Chuyên trị các bệnh lý cơ xương khớp thần kinh
105(13/34) KP5, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, T. Đồng Nai
THỞ 4 THỜI - CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

THỞ 4 THỜI - CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

THỞ 4 THỜI - CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

 

Để giữ gìn sức khỏe hàng ngày, tôi xin được đề cập đến PHƯƠNG PHÁP THỞ 4 THỜI – CÓ KÊ MÔNG & GIƠ CHÂN DAO ĐỘNG của Cố bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (1906–1998) – Cố Giáo sư, Bác sĩ vi trùng học và Đông y, cố Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 1969–1974. bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng coi đây là môn tập thể dục dưỡng sinh hàng đầu. Công hiệu rất lớn, nhưng phải có người hướng dẫn lúc mới tập.

Trong kỹ thuật thở này, thời gian của 4 thì phải bằng nhau để lập lại quân bình giữa hưng phấn và ức chế, thì 2 rất quan trọng vì nó luyện thần kinh, ý chí làm chủ hơi thở. Thời gian của mỗi hơi thởkhông thể định trước một cách chủ quan mà phải dựa trên cảm giác của cơ thể thấy khỏe (vì đủ oxygen) thì tự nhiên nhịp thở chậm lại. Thông thường, ban đầu thở khoảng 15 lần một phút, về sau giảm xuống còn 12 lần, 10 lần, 8 lần… Khi thở đúng kỹ thuật, đủ oxygen thì không có hiện tượng ngộp hơi, ngáp, buồn ngủ, nhức đầu. Cảm giác tốt nhất là sảng khoái và nóng bừng toàn thân.

Cơ sở khoa học của 4 thì thở ngày càng được chứng minh:

- Một nghiên cứu năm 1997, đo thể tích thông khí khi thở 4 thì, đã cho thấy: Lưu lượng khí mỗi phút khi thở 4 thì lớn hơn khi thở thường.

- Năm 2004, một nghiên cứu “Thăm dò sự thay đổi lưu lượng máu tại động mạch cảnh chung ở người luyện thở theo phương pháp Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng”, được thực hiện tại Quân y viện 175, trên các học viên ở câu lạc bộ dưỡng sinh, tuổi từ 20 đến 72, đã cho kết quả: Lưu lượng máu tại động mạch cảnh chung khi thở sâu và thở tối đa đều tăng so với khi thở thường và độ tăng lưu lượng máu khi thở tối đa lại lớn hơn khi thở sâu.

Thật vậy, khi hít không khí vào nhiều nhất, áp suất ở phổi sẽ âm nhất, máu đổ về phổi tim nhiều nhất; như vậy sự trao đổi khí sẽ tốt hơn nhờ sự xứng hợp giữa sự thông khí và việc tưới máu phổi, đồng thời sẽ làm cho việc lưu thông máu từ tim phổi đến các cơ quan khác nhiều hơn, điều này giải thích việc lưu lượng máu qua động mạch cảnh (là động mạch mang nhiều máu lên nuôi não) khi thở tối đa nhiều hơn khi thở thường.

 Lưu ý : Người lớn tuổi, người có bệnh nặng mà sức quá yếu cần thận trọng, nhất là phải có người hướng dẫn theo dõi. Chủ yếu của phép này là luyện khí huyết kết hợp với luyện thần kinh.

MỘT VÀI LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP THỞ 4 THỜI - CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN CỦA BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HƯỞNG:

(1) – Định nghĩa ‘Thở 4 thời’:

Là cách luyện tổng hợp hô hấp, tuần hoàn thần kinh, chủ yếu là luyện thần kinh, điều hòa chủ động 2 quá trình hưng phấn và ức chế.

(2) – Tư thế:

Nằm kê mông có tác dụng gì? Nằm kê mông bằng một gối, cao thấp tùy ý: tạo tác dụng thở có trở ngại, do đó luyện cơ hoành ngày càng mạnh lên.

Giơ chân có tác dụng gì? Giơ chân ở thời 2 (giữ hơi) cao khoảng 20cm để luyện nhóm cơ bụng, hông và tăng cường xoa bóp nội tạng.

(3) – Công thức phải thuộc lòng:

No alt text provided for this image

Bài kệ:

“Hít vào, ngực nở, bụng căng

Giữ hơi, cố gắng, hít thêm

Thở ra, không kìm, không thúc

Nghỉ thời, nặng ấm, tay chân”.

(4) – Tư thế kê mông:

Kê mông phải ban đầu thấp, một gối, làm cho quen lần lần thì cơ hoành mới đẩy tạng phủ xuống, hơi mới vô trong phổi được.

Lúc đầu kê mông rất khó thở, kê mông làm cho sức nặng của tạng phủ đè lên cơ hoành và ép tim, tạo ra một phản xạ trong tim và trong tạng phủ, thay đổi quân bình trong tạng phủ về huyết áp, về tiêu hóa, về thần kinh thực vật… Nếu tập thở được tốt, kê mông sẽ có lợi cho bệnh; song cũng có khi chưa quen thì nghe khó chịu và có khi không có lợi cho bệnh. Vậy gối kê từ từ tùy theo phản ứng của cơ thể.

Tập được kê mông rồi thì cơ hoành càng ngày càng khỏe lên. Cơ hoành mạnh lên rồi, thì sức thở của ta sẽ tăng lên, ta làm chủ được thần kinh, làm chủ được cơ thể ta.

Phải nhiều tháng tập và liên tục tập.

Kê mông chỗ nào? Ngay mông hay lưng? Tốt nhất là kê dưới mông, chân giơ lên càng dễ dàng. Nếu có đau lưng thì xê dịch chút ít cho giảm đau, quen rồi hết đau.

(5) – Giơ chân cao độ 20cm làm cho cơ bụng cứng thêm:

Giơ chân thay phiên nhau, mỗi lần một chân, vừa sức cho người tập, không cao quá 20cm (bề dài bàn chân) vì cao quá mất tác dụng co thắt cơ.

Kê mông thì tạng phủ không sa xuống dưới, giơ chân thì cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu hoạt động mạnh và cứng. Tập liên tục có thể trị được các bệnh tạng phủ sa; bụng dưới bớt nhão, mỡ sẽ tiêu dần.

(6) – Thời gian của mỗi thời:

Mỗi thời 1/4 thời gian, nhưng hai thời dương (hưng phấn - thời 1 và 2) sang sớt cho nhau; hai thời âm (ức chế - thời 3 và 4) cũng thế, vì chủ yếu là làm cho âm dương quân bình.

Thời gian thời 1 + 2 = Thời gian thời 3 + 4.

Nếu ta hít vô thời 1 nhanh thì ta có thể kéo dài thời thứ 2 ra một chút. Nếu ta thở ra nhanh thời 3 thì ta có thể kéo dài thời 4 (nghỉ) một chút, và ngược lại; miễn sao hai thời dương cộng lại bằng hai thời âm cộng lại, miễn sao đừng cho thiếu ôxy.

(7) – Làm sao giữ hơi mà không đóng thanh quản:

Trong thời 1, ta hít hơi vào thanh quản phải mở, hơi mới vào được, ta cố gắng hít vô tối đa, các cơ thở cổ căng cứng, căng thẳng, các hõm ở cổ lõm sâu, trái cổ bị kéo xuống.

Trong thời 2, hơi đã đầy trong phổi, ta cố gắng căng gồng các cơ thở ở cổ thêm nữa, cố gắng hít thêm hơi nữa thì tự nhiên giữ được hơi và thanh quản sẽ tiếp tục mở. Nếu ta không cố gắng tối đa, thì trái cổ sẽ lên và thanh quản sẽ đóng lại, áp suất trong phổi sẽ cao hơn ngoài, các lỗ hõm sẽ đầy và mặt tía đỏ, rồi các triệu chứng đầu nhức, tức ngực, ù tai, tim đập nhanh xuất hiện.

Thời 3 phải buông hơi, xả hơi, để xì bong bóng. Hơi thở ra phải tự nhiên, thoải mái, không có gì kìm chậm lại, không có gì thúc cho hơi ra mau hơn, như con cò đáp xuống ruộng đồng, như lượn sóng biển tràn lên cao trên bờ cát rồi rút xuống trở về. Trong người nghe dễ chịu, khỏe khoắn.

Thời 4: Nghỉ, thư giãn hoàn toàn để có cảm giác nhẹ và ấm. Ta tự kỷ ám thị thêm: “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm”.

"Sức khỏe là trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật " (theo Tổ chức Y tế Thế giới) 

Đông Y Hoàng Sinh Đường chúng tôi  sẳn sàng phục vụ  với mong muốn đem lại niềm vui, thấu hiểu và sức khoẻ để cuộc sống của ban tốt hơn, đẹp hơn, tích cực hơn! đúng với tiêu chí của phòng khám Đông Y Hoàng Sinh Đường "Nơi sức khoẻ phục hồi"

Khi cần ·điều  trị chăm sóc và  tư vấn  về  sức  khoẻ vui lòng Đặt lich khám và tư vấn  qua:https://dongyhoangsinhduong.vn/dat-lich-kham.html 

https://www.youtube.com/watch?v=RLbXw6GqJlk

Ys YHCT - Bs CKI  Hoàng Thông

Đông Y Hoàng Sinh Đường "Nơi sức khoẻ phục hồi"

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN HOÀNG SINH ĐƯỜNG

                        (PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y )

Địa chỉ: 105 KP5, P.Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng

Điện thoại: 0946816371

Email: songquoc2001@gmail.com

Website: phongkhamdongyhoangsinhduong.com

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Hotline: 0946816371
Zalo
Zalo
Liên hệ ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?
Go Top