VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Viêm phế quản có thể cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ lớn.
Viêm phế quản cấp tính là hiện tượng viêm nhiễm kích thích cấp tính ở niêm mạc phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản.
Theo quan niệm trên, viêm phế quản thường khó chẩn đoán ở trẻ nhỏ và ít gặp ở thể đơn thuần mà thường kết hợp với viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc nhu mô phổi, hoặc kết hợp với những bệnh nhiễm khuẩn chung như cúm, sỏi, ho gà...
Viêm phê quản cấp tính có thể do:
-Nhiễm trùng: virus, vi khuẩn.
-Nhiễm nấm.
-Dị ứng.
-Các nguyên nhân hoá học.
1.1.1. Viêm phế quản do virus
Đa số các trường hợp viêm phế quản là do nguyên nhân virus. Cơ chế bệnh sinh giống như các trường hợp nhiểm khuẩn đường hô hấp do virus (xem bài viêm phổi do virus).
Các virus hay gây viêm phế quản cấp là Myxovirus, Adenovirus và virus hợp bào hô hấp.
1.1.2. Viêm phế quản do vi khuẩn
Nếu không có virus (vai trò phá huỷ khả năng bảo vệ tại chỗ) thì
viêm phế quản do vi khuẩn rất ít gặp.
Nhiễm vi khuẩn ở niêm mạc phế quản xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi làm thay đổi về tổ chức và chức phận phế quản (do virus, dị ứng. Trong trường hợp đó vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc phế quản gây mủ.
Những vi khuẩn gây viêm phế quản ở trẻ em là: Hemophilus influenzae,
phế cầu, liên cầu, tụ cầu và một số vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn Gram âm khác.
1.1.3. Viêm phế quản do nấm
Thường xảy ra khi bị tưa ở miệng (thường do nấm Candida albicans),
do dùng nhiều kháng sinh hoặc do suy giảm miễn dịch. Thường gặp ở trẻ
sơ sinh và nhỏ tuổi.
1.1.4. Viêm phế quản dị ứng
Niêm mạc phế quản rất nhạy cảm vói tình trạng dị ứng. Vì vậy khi có một số kích thích nhỏ ở đường hô hấp trên, niêm mạc phế quản trẻ nhỏ thường có một đáp ứng quá mức và dễ gây viêm nhiễm. Viêm phế quản loại này thường có triệu chứng ho, khò khè giống hen, và hay tái phát.
1.1.5. Viêm phế quản do hoá chất
Do các chất độc được hít vào dưới dạng hơi nước, dầu, khí hoặc bụi
nhỏ gây kích thích niêm mạc phế quản. Đối với trẻ em quan trọng hơn cả
là loại bụi do nhiễm bẩn không khí, nhất là ở những vùng công nghiệp như bụi xi măng, khói và các chất khí hơi độc.
Viêm phế quản cấp thường xảy ra khi gặp những điều kiện thuận lợi sau:
-Thời tiết khí hậu lạnh và ẩm.
-Cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch, còi xương, suy dinh dưỡng.
-Nhiễm bẩn không khí (bụi, khói...).
-Nhiễm khuẩn mạn tính ở đường hô hấp (VA, viêm amiđan, viêm xoang...).
Bệnh thường gặp ở trẻ lớn và thường là nhẹ (trừ một số trường hợp
viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường kết hợp với tổn thương các phần khác của
bộ phận hô hấp gây nên xuất tiết nhiều tắc nghẽn phế quản). Triệu chứng lâm sàng thể hiện qua các giai đoạn:
Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên. Trẻ sốt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng...
2.2. Toàn phát
Giai đoạn này triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn, có thể tóm tắt bằng hội chứng phế quản sau đây:
2.2.1. Dấu hiệu cơ năng
Bao gồm ho, sốt, đau ngực, rất ít. khi có khó thở
-Ho là triệu chứng chủ yếu và thường gặp, lúc đầu ho khan, rát họng, có thể xuất hiện từng cơn, thường xuất hiện lúc nằm, nhất là ban đêm khi bị lạnh, về sau ho có đờm, có thể ho kéo dài kèm theo hiện tượng xuất tiết.
Sốt: Có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, cũng có những trường hợp không sốt. Nói chung thường là có sốt ở mức độ vừa phải 38 - 39°c
-Đau ngực: Hay gặp ở trẻ lớn nhất là khi có viêm họng, ho nhiều. Khi bị viêm phế quản - khí quản trẻ có triệu chứng đau vùng sau xương ức với cảm giác nóng bỏng (rát) sau mỗi cơn ho.
2.2.2. Thưc thể
-Có hội chứng phế quản, dấu hiệu của viêm mũi họng - phế quản.
-Gõ phổi bình thường. Nghe có thể thấy ran rít, ran ngáy lan toả hai phế trường, nghe rõ sau khi ho. Khạc đờm, lúc đầu nhẹ về sau nghe rõ và nhiều do hiện tượng xuất tiết tăng lên.
2.2.3. Xét nghiệm
-Xét nghiệm tế bào và vi khuẩn trong đờm có giá trị chẩn đoán nguyên nhân gây viêm phế quản.
-Trong máu có hiện tượng tăng bạch cầu đa nhân trung tính hoặc có thể bình thường.
-X quang: Không có thay đổi rõ rệt, thường chỉ thấy rốn phổi đậm, phế trường kém sáng.
3.TIẾN TRIỂN
Viêm phế quản là một bệnh nhẹ tiến triển tốt.
Đa số trường hợp bệnh khỏi sau một tuần lễ, riêng triệu chứng ho có
thể kéo dài 1 - 2 tuần. Một số trường hợp có thể tái phát hoặc có biến
chứng rối loạn thông khí, viêm phổi, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ nhỏ).
Điều trị viêm phế quản cấp tính ở trẻ em nguyên tắc giống như điều trị viêm đường hô hấp trên bao gồm đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, điều
trị triệu chứng: Giảm sốt, giảm đau, an thần...
Bảo đảm cho trẻ ăn đủ, ăn nóng, chế độ ăn có nhiều vitamin, muối khoáng (ăn nhiều hoa quả), uống đủ nước. Nằm nơi thoáng mát có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ 18 - 20°c, độ ẩm 50%).
4.2.Loại trừ các yếu tố kích thích niêm mạc phế quản
Không hút thuốc lá trong phòng trẻ nằm, tránh khói bụi ẩm thấp. Loại trừ các ổ viêm nhiễm mũi họng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng cách
nhỏ mũi hàng ngày với argyrol 1% nhất là khi có viêm đường hô hấp trên.
4.3. Không cần thiết phải dùng kháng sinh trong phần lớn các trường hợp viêm phế quản. Khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn như: Sốt cao ho có nhiều đờm, nhịp thở nhanh, khó thở hoặc ở những bệnh nhi suy dinh dưỡng, sởi, trẻ mệt nhiều... có thể dùng kháng sinh như ampicilin, co-trimoxazol hoặc chloramphenicol uống trong 5-7 ngày sau đó theo dõi tiếp.
4.4.Các thuốc ho long đờm và các loại ho khác
Các loại kháng histamin, thuốc ho có thuốc phiện... không nên sử dụng.
Có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho dân tộc hoặc một số loại thuốc an
thần nhẹ khi cần thiết.
Có thể dùng thuốc hạ nhiệt (paracetamol) khi sốt cao trên 39°c.
4.5. Phòng bệnh
-Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa rét.
-Loại trừ các ổ viêm nhiễm ở mũi họng.
-Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh mũi họng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.